Bệnh Covid 19 ( CoronaViruss) hiện đang là căn bệnh nguy hiểm một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hơn 50 triệu người với hơn mấy triệu ca tử vong trên toàn cầu. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị cho bệnh Covid 19. Các loại thuốc kháng viruss như Molnupiravi được sử dụng như biện pháp khắc chế tạm thời cho căn bệnh này. Tuy nhiên sử dụng thuốc kháng viruss quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ như tăng men gan, buồn nôn, và tiêu chảy. Mới đây, theo kết quả nghiên cứu của Viện y học Thái Lan cho thấy, những hoạt chất chứa trong loại cây Xuyên Tâm Liên có công dụng giảm triệu chứng cho bệnh nhân mắc Covid 19 trong vòng 72 giờ. Vậy loại cây này có công dụng thần kì như thế nào, mời các bạn cùng đón xem bài viết sau đây nhé !
- Xuyên Tâm Liên là loại thảo dược gì ?
Xuyên tâm liên [Andrographis paniculata (Burm.f.) Wall. ex Nees], thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), hay còn gọi là công cộng, hùng bút, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ.
1.1 Mô tả.
Xuyên tâm liên mọc thẳng đứng, có nhiều cành, chiều cao trung bình 0,3 – 0,8 m. Cây lá nguyên, mềm, mọc đối xứng và có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, thuôn dài hoặc hơi có hình mác với hai đầu nhọn. Lá có chiều dài 3 – 12 cm và rộng 3,5 cm. Hoa mọc thành chùm hình chùy ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa có màu trắng, điểm hồng. Quả dài, hơi nhẵn có chiều dài 15 mm và rộng 3,5 mm. Hạt xuyên tâm liên hình trụ.
- Phân bố.
Trong tự nhiên, Xuyên tâm liên có nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka, sau đó được di thực và trồng phổ biến ở Nam Á, Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc, khu vực Caribe, Trung Mỹ, Australia và châu Phi.
- Thành phần hóa học.
Các hoạt chất hóa học được tìm thấy trong xuyên tâm liên như tanin, glucozit đắng như androgaphiolide và neoandrographiolide.
- Công dụng của Xuyên Tâm Liên.
2.1. Công dụng của Xuyên Tâm Liên theo y học cổ truyền.
Theo tư liệu y học cổ truyền của Trung Quốc, xuyên tâm liên có tác dụng thanh nhiệt thải độc giúp điều trị các bệnh đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm da, dạ dày, viêm họng,…
Thời chiến tranh chống giặc ngày xưa, người Việt Nam coi Xuyên Tâm Liên là “ thần dược trị bách bệnh” , xuyên tâm liên còn dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh, bế kinh nguyệt. Đồng thời, chúng còn được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm do vi rút, vi khuẩn gây ra trên tất cả các bộ phận cơ thể, ngay cả bệnh cấp hay mạn tính.
Có thể khẳng định vị thuốc Xuyên tâm liên đã được sử dụng trong nền Y học Cổ truyền từ lâu đời và thực tế có hiệu quả. Nhiều nghiên cứu của Việt Nam cũng đã khẳng định Xuyên tâm liên có các tác dụng: chống viêm, có khả năng làm tăng hoạt động động của bạch cầu và tác động qua hormon vỏ tuyến thượng thận, kháng lại vi sinh vật như: vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng, và có tác dụng hạ nhiệt cơ thể, được dùng trong các trường hợp sốt do bệnh đường hô hấp.
2.2 Tác dụng dược lý của Xuyên Tâm Liên trong y học hiện đại.
Công dụng “ chữa bách bệnh” của Xuyên Tâm Liên từ lâu đã được nhiều viện Y học biết đến. Nên một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã coi dược liệu này rất có triển vọng để phòng chống và điều trị Covid-19. Một số nước ở châu Á cũng đã nghiên cứu về Xuyên tâm liên.
Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 11 năm 2020, các nhà nghiên cứu đã sàng lọc 122 sản phẩm tự nhiên của Thái Lan (114 chất chiết xuất từ cây thuốc và 8 hợp chất tinh khiết) để chống lại SARS-CoV-2 ( loại vi rút gây ra COVID-19). Trong số sáu loại thảo dược được chọn, chiết xuất andrographis ( xuyên tâm liên) có hoạt tính ức chế vừa phải chống lại vi rút trong môi trường nuôi cấy tế bào, trong khi hợp chất tinh chế andrographolide của Xuyên tâm liên thể hiện 99,9% hoạt động ức chế chống lại vi rút trong nuôi cấy tế bào.*
Một nghiên cứu khác từ Thái Lan được công bố vào tháng 12 năm 2020 cho thấy chiết xuất 95% ethanol có trong Xuyên Tâm Liên ức chế đáng kể việc sản xuất SARS-CoV-2 trong mô hình tế bào phổi người. Nguyên liệu andrograp này đáp ứng các tiêu chí của Dược thảo dược Thái Lan , và bột của nó được sản xuất thành chất chiết xuất bằng cách sử dụng 95% ethanol với tỷ lệ 4: 1. *
Tăng cường miễn dịch là chiến lược toàn cầu để chống lại đại dịch COVID-19. Xuyên tâm liên trước đây được sử dụng rộng rãi để điều trị đau họng, cảm cúm và nhiễm trùng đường hô hấp… đã được các nhà khoa học tại Đại học Jadavpur, Ấn Độ (2020) nghiên cứu nhằm mục tiêu chống COVID-19 và các con đường lây lan của nó. Kết quả cho thấy, sự hợp lực giữa andrographolide và một số hợp chất khác của Xuyên tâm liên được xác định là chất chống viêm an toàn và hiệu quả, có tác dụng đối với nhiễm trùng đường hô hấp trên, có thể làm giảm đáng kể việc sản xuất cytokine và các yếu tố gây viêm trong nhiễm virus.
Các kết quả trên cho thấy, Xuyên tâm liên là vị thuốc tiềm năng trong việc phòng chống COVID-19. Bên cạnh đó, còn nhiều dược liệu khác cũng có tác dụng tốt được đánh giá như Diệp hạ châu, Kim ngân hoa, Thanh hao hoa vàng, Hoắc hương, Nghệ, Gừng, Cam thảo,….
Có thể coi Xuyên Tâm Liên như một bài thuốc trị Covid- 19 hay không ?
Mới đây, Bộ Y tế vừa cấp phép cho thuốc kháng virus Molnupiravir sản xuất trong nước dùng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình.
Như đã nói, bệnh Covid-19 vẫn chưa tìm ra được thuốc đặc trị, phương án tối ưu nhất hiện nay là dùng thuốc kháng Viruss để ức chế Viruss xâm nhập vào sâu trong cơ thể. Tuy nhiên, thuốc kháng Viruss sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Những tác dụng phụ thường quan sát thấy nhất của thuốc có thể bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa.
Khi bệnh nhân mắc Covid-19 sẽ gặp tình trạng đau nhứt cổ họng, nghẹt thở, và sốt cao, để giảm triệu chứng này thì Xuyên Tâm Liên được coi là lựa chọn số 1.
Xuyên tâm liên đã được nghiên cứu nhiều hơn về thành phần hóa học, tác dụng dược lý. Nhiều thầy thuốc cũng lưu ý việc sử dụng Xuyên tâm liên dù có “vô thưởng” nhưng chưa chắc đã “vô phạt” khi dùng chung với các thuốc Tây điều trị Covid-19.
Xuyên tâm liên hầu như không có tác dụng phụ và các bệnh nhân sử dụng thấy khỏi bệnh. Xuyên tâm liên khi kết hợp cùng những vị thuốc khác như Thanh hao hoa vàng, cúc tím, Cam thảo, Quả cơm cháy thì được coi là vị cứu tinh cho phổi và cổ họng với công dụng bảo vệ hiệu quả nhất.
Xuyên Vương Đan “vua” của những bài thuốc
Nghiên cứu cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy 25% bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 giảm hoạt động thể lực, 50-60% kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tổn thương bất thường. Cùng lúc,””Hội chứng Covid-19 kéo dài”” hay “”Hội chứng hậu Covid-19″” biểu hiện đa dạng và có thể gặp ở nhiều cơ quan. Trong đó, các biểu hiện về hô hấp là phổ biến, như ho khan, hụt hơi, khó thở dai dẳng kéo dài.
Trong thời điểm đó, khách hàng không ngừng tìm đến Xuyên Vương Đan.
Vậy Xuyên Vương Đan là bài thuốc gì? Và công dụng thần kỳ như thế nào ?
Xuyên Vương Đan là bài thuốc kết hợp bộ 3 bảo vệ đường hô hấp hậu Covid 19.
Xuyên tâm liên:
- Theo đông y, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh phế, vị, đại tràng và tiểu trưởng. Có công dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, chỉ thống. Thường được dùng trong các trường hợp như:
- Trị bệnh cảm sốt, cúm, viêm amidan.
- Trị ho do viêm họng, viêm phổi.
- Tác dụng chống viêm rõ rệt, các tác giả cho thấy khả năng làm tăng hoạt động động của bạch cầu và tác động qua hormon vỏ tuyến thượng thận.
- Tác dụng kháng khuẩn: Xuyên tâm liên có tác dụng kháng lại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng.
- Tác dụng hạ nhiệt: Xuyên tâm liên có tác dụng hạ nhiệt cơ thể, được dùng trong các trường hợp sốt do bệnh đường hô hấp.
Thanh hao hoa vàng:
- Tinh dầu chiết xuất từ thanh hao hoa vàng có tác dụng làm hóa đờm, giảm ho, hạ cơn hen. Thuốc có Tác dụng lợi mật trên chuột trắng thực nghiệm. Có tác dụng điều tiết và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Thanh hao hoa vàng không có khả năng ngăn chặn virus thâm nhập vào tế bào. Tuy nhiên, thảo dược này có thể ngăn chặn được khả năng nhân rộng của virus bên trong tế bào. Vì thế, nếu virus không thể tạo ra virus mới, về cơ bản là chúng đã bị tiêu diệt. Trà từ thanh hao hoa vàng dường như tác động lên virus một khi nó đã ở bên trong tế bào. Điều này không giống với cơ chế hoạt động của một số dược phẩm khác.
Cúc Tím:
- Chinacea hay còn được gọi là Hoa cúc tím – là một loại thảo mộc phổ biến nhất trên toàn thế giới.
- Hoa cúc tím có thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng và virus, giúp bạn phục hồi nhanh hơn, đó là lý do tại sao hoa cúc tím thường được sử dụng để ngăn ngừa hay điều trị cảm lạnh thông thường.
- Bên cạnh đó, hợp chất alkamide trong hoa cúc tím còn giúp tăng cường hoạt động chống oxy hóa, các chất kiềm giúp làm mới chất chống oxy hóa bị bào mòn và giúp chúng tiếp cận tốt hơn với các phân tử dễ bị stress oxy hóa.
Công dụng của Xuyên Vương Đan:
Xuyên Vương Đan không có công dụng điều trị bệnh Covid-19. Nhưng những thành phần có trong Xuyên Vương Đan có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh. Công dụng bảo vệ phổi khỏi sự xâm nhập của Viruss SARS-CoV-2.
- Hỗ trợ bỗ phế, giảm ho, long đờm
- Giúp giảm các biểu hiện như hắc hơi, chảy nước mũi.
- Giảm đau ngứa họng, ho kéo dài.
So với sử dụng thuốc kháng sinh, thì sử dụng Xuyên Vương Đan luôn được quý khách hàng ưa chuộng vì công dụng cũng như đặc tính thảo dược an toàn.
Theo khách hàng Nguyễn Thành An Tp. Hồ Chí Minh. Sau khi bị Covid-19 anh luôn bị tức ngực đau xương khớp và cảm sốt liên tục khiến người mệt mỏi Sau khi sử dụng Xuyên Vương Đan tất cả triệu chứng trên đã giảm hẵn sau 2 ngày sử dụng. |
Với những công dụng mà Xuyên Tâm Liên mang đến thì loại cây này đúng với tên gọi là “ thần được trị bách bệnh” đúng không. Trên đây là một số thông tin về loại cây Xuyên Vương Đan mà công dụng hỗ trợ điều trị Covid-19. An Dược mong rằng bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích đến các bạn.Nếu bạn thấy hay hãy chia sẽ bài viết này đến người thân và bạn bè cùng đọc nhé!
*Nguồn tham khảo:
- Kanjanasirirat P, Suksatu A, Manopwisedjaroen S, et al. High-content screening of Thai medicinal plants reveals Boesenbergia rotunda extract and its component Panduratin A as anti-SARS-CoV-2 agents. Sci Rep. 2020;10:19963. doi: 10.1038/s41598-020-77003-3.
- Trials underway to test efficacy of Andrographis paniculata extract for Covid-19. The Nation Thailand website. August 26, 2020. Available at: www.nationthailand.com/news/30393547. Accessed January 14, 2021.