Mách mẹ những bài thuốc có thể trị rôm sẩy cho bé tại nhà.

Rôm sẩy, hăm tã không chỉ làm tổn hại làn da bé, mà còn khiến bé bức rức khó chịu làm ảnh hưởng đến bữa ăn và giấc ngủ của bé. Chắc hẳn ba mẹ đang rất  đau đầu không biết làm cách nào để giúp bé khỏi tình trạng này. Bài viết dưới đây An Dược sẽ bật mí cho mẹ cách để trị rôm sẩy, hăm tã tại nhà cho bé.

Da bé rất nhạy cảm và non nớt

Da bé rất nhạy cảm và non nớt, khi thời tiết nóng bức khiến mồ hôi của  bé bị ứ động, không thoát khỏi da, có thể gây ra rôm sẩy và mẫn ngứa. Ngoài ra do đóng bĩm hằng ngày khiến da bé bị cọ sát, bí hơi khiến vùng da ở đít và bẹn bị hăm đỏ. Vì vậy các mẹ phải có cách chăm sóc cẩn thận giúp cải thiện làn da của trẻ một cách hiệu quả tránh các tổn thương không mong muốn về da cho trẻ. Có nhiều cách trị hăm da, rôm sẩy khác nhau nhưng an toàn nhất cho trẻ là các phương pháp dân gian từ cây tự nhiên đảm bảo an toàn sức khỏe.

Những cách phòng ngừa rôm sẩy, hăm tả mà mẹ nên biết.

  1. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
    Mặc quần áo rộng rãi làm giảm tình trạng rơm sẩy ở bé.

Thoáng mát được xem là tiêu chí hàng đầu trong các cách trị rôm sảy cho trẻ. Khi bé bị nổi sảy, ba mẹ nên cho con mặc quần áo rộng rãi, lựa chọn loại vải cotton vừa mềm mịn vừa thấm hút tốt. Mặc thoáng mát giúp cải thiện bệnh một cách rõ rệt.

Không nên đóng bỉm tã cho bé quá chật, sẽ khiến tã cọ sát gây đỏ rát da bé.

  1. Cho bé ngủ điều hòa, hoặc nơi thoáng mát.

Như đã nói, thời tiết nắng nóng oi bức chính là nguyên nhân chính gây hăm tả, và rôm sẩy cho bé. Vì thế, những ngày có nhiệt độ cao mẹ nên cho bé ngủ điều hòa, hoặc nơi mát mè có gió lùa.

  1. Sử dụng kem bôi ngoài da
    sử dụng kem bôi ngoài da khi bé bị mẫn đỏ, rôm sẫy

Rôm sảy, hăm bí thường không phải điều trị nhưng nếu bé bị rôm nặng, lan rộng thành mảng lớn, tấy đỏ thì mẹ nên mua kem trị rôm để thoa cho bé dễ chịu, đỡ ngứa ngáy.

Thuốc bôi ngoài da cho bé phổ biến nhất là dung dịch Calamine giúp làm dịu cảm giác ngứa, hay Anhydrous lanolin ngăn ngừa tình trạng bít tắc ống mồ hôi, nhờ đó ngăn ngừa phát sinh nốt rôm mới.

Khi sử dụng những loại thuốc này, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, bôi đúng cách, đúng lượng để tránh làm tổn thương làn da mỏng manh của bé.

  1. Những bài thuốc dân gian chữa hăm tả, rôm sẩy cho bé mà mẹ nên biết.
    • Chữa hăm, rôm sẩy bằng lá trà/ chè xanh.
      Trà xanh trị rơm sẩy, nhờ có tính xác khuẩn.

Lá trà xanh chứa nhiều tanin, các acid tự do có khả năng làm dịu mát da cực tốt, đồng thời có chứa chất Lyzozym giúp sát trùng, và thổi bay vi khuẩn bám trên da bé.  Đặc biệt tinh dầu có trong trà xanh tương đối lớn giúp dưỡng ẩm da mềm mượt hơn.

  • Mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tả của bé để tinh chất tanin có thể hút ẩm, làm da bé thoáng mát hơn, và nhanh lành những vết đỏ.
  • Hoặc có thể lấy 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch cho vào nồi nấu với nước, cho bé tắm 2 – 3 lần/tuần là bé sẽ hết rôm sảy nhanh.
    • Khổ qua chữa hăm tả , rôm sẩy, mẫn ngứa.
      Khổ qua không chỉ là thức ăn, mà còn có tác dụng trị hăm tã, rơm sẩy.

Quả mướp đắng chứa nhiều glucozit, vitamin B, C, betaine, protein… làm sạch, sát khuẩn vùng da tổn thương do rôm sẫy, hăm tã.

  • Ngâm quả mướp đắng với nước muối loãng khoảng 5 – 7 phút, sau đó rửa sạch, bỏ hạt, thái lát.
  • Đun sôi 2 lít nước, cho mướp đắng vào đun tiếp khoảng 10 phút. Để nguội khoảng (35 – 38°C) thì chắt lấy nước, bỏ bã.
  • Dùng nước mướp đắng rửa và mát xa nhẹ nhàng vùng da hăm cho bé, sau đó thấm khô lại bằng khăn mềm (không tráng lại bằng nước thường).
  • Chữa lành vết hăm, rôm sẩy bằng lá trầu không.
    Lá trầu không nổi tiếng trị rôm sẩy.

Lá trầu không có chứa các “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm sạch và giảm nhanh triệu chứng hăm tã. Đồng thời, các chất vitamin C, B1… trong lá trầu không còn giúp dưỡng ẩm, nuôi dưỡng và phục hồi vùng da bị tổn thương do hăm tã.

  • Rửa sạch lá trầu không và ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 – 7 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Đun sôi (3,4) lá trầu không cùng 1 lít nước sạch trong 10 phút. Đợi nước ấm (35 – 38°C) thì chắt lấy nước.
  • Bước 4: Dùng khăn sạch thấm vào nước lá trầu không và chấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm.
  • Dầu olive giúp da bé khỏi mẫn ngứa, hăm rát.
    Massage cho bé bằng dầu olive giúp trị hăm rát.

Nhờ giàu chất béo lành mạnh, vitamin E chống oxy hóa, acid squalene và acid oleic, mà dầu olive ngoài công dụng nấu ăn, còn có thể dùng để massage trị hăm rát cho bé.

  • Đầu tiên mê nên vệ sinh vùng da bị hăm tã, rôm sẫy bằng nước ấm (35 – 38°C)
  • Dùng khăn sạch lau khô tay mẹ và vùng da tổn thương của bé
  • Thoa 1 lớp mỏng dầu olive lên vùng da hăm.
  • Vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng để dầu oliu thấm sâu vào da bé.
  • Sau khi thoa, mẹ mặc cho bé quần áo rộng rãi, và thay cho bé chiếc tã mới.
  • Massage dầu olive cho bé 1-2 lần/ ngày để đạt hiểu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc trị rôm sẩy từ lá dâu tằm.
    Dâu tằm trị rôm sẩy.

Đối với trẻ em bị rôm sảy, hăm tã thì sử dụng lá dâu tằm có công dụng rất tốt. Tắm lá dâu tằm giúp tản nhiệt nên hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt, lại an toàn, ít gây kích ứng da.

  • Mẹ lấy lá dâu tằm đã chuẩn bị đem rửa thật sạch, có thể ngâm với nước muối để loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn, sau đó cho vào túi vải, nấu với khoảng 5 lít nước.
  • Mẹ có thể ướm chừng lượng nước dùng để đủ tắm cho trẻ.
  • Sau khi đã nấu xong nước, mẹ dùng nước dâu tằm đang còn ấm để tắm cho trẻ.
  • Có thể sử dụng liên tục cách này 3 đến 5 ngày sẽ có tác dụng trị rôm sảy rất hiệu quả.
  1. Bảo vệ làn da bé khỏi hăm tã, rôm sẩy mẫn ngứa với bộ đôi sữa tắm BON AN BABY.

Những vị thuốc dân gian có công dụng hiệu quả cho làn da nhạy cảm cho bé. Tuy nhiên để chuẩn bị nguyên liệu đôi khi lại rất kỳ công và tốn nhiều thời gian. Chưa kể nếu những nguyên liệu không được sạch, có thể gây nhiễm khuẫn và làm nặng thêm tình trạng rôm sẩy của bé.

Vì thế sữa tắm BON AN BABY ra đời để giúp mẹ xua tan nỗi lo rôm sẫy, và hăm tã cũa bé với 3 bước cực kỳ đơn giản.

Công dụng của sữa tắm BON AN BABY.

  • Hỗ trợ và điều trị hă tã và rôm sẫy: BON AN BABY chứa chiết xuất từ Lô hội, Trầu Không, Trà Xanh, Cúc La Mã, lá Dâu Tằm, các thảo dược này chứa nhiều “kháng sinh tự nhiên” giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm lành tổn thương trên da.
  • Nuôi dưỡng làn da bé mịn màng, khỏe mạnh nhờ có chứa: Dầu Olive, dầu Cám gạo, Vitamin B5, Vitamin E, tác dụng giúp cung cấp dưỡng chất cho da, giữ da bé luôn mềm mại.
  • Chiết xuất tinh dầu Nguyệt Quế và cây Mùi, giúp phòng ngừa cảm mạo cho bé trong và sau lúc tắm.

Hướng dẫn tắm bé với BON AN BABY  qua 3 bước.

Bước 1: Tắm bé bằng nước ấm

Bước 2: Lấy một ít sữa tắm BON AN BABY ra tay và thoa khắp ngưới bé, tắm, gội và rữa mặt cho bé, massage nhẹ nhàng.

Bước 3: Tắm lại bằng nước ấm và lau khô bé bằng khăn bông.

Hy vọng với thông tin cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh theo kinh nghiệm dân gian trên đây các mẹ có thể chăm sóc là da bé yêu một cách hiệu quả nhất giúp duy trì làn da mịn màng của bé mỗi ngày. Chúc bé luôn khỏ mạnh và xinh đẹp mỗi ngày.

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết này, nếu nó mang lại bổ ích cho bạn hãy chia sẽ cho bạn bè và người thân cũng xem nhé !!!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0934606788